Mình hơi phản đối chút xíu các em nhỏ nghe truyện cổ tích vì đa số truyện cổ tích có 1 mô tuýp: người giàu thường làm điều xấu, thường đóng vai ác. Vô hình từ trong tiềm thức các em đã có sẵn cái suy nghĩ : người giàu là xấu. Cứ bác tiều phu, anh nông dân là nghèo, là người tốt, còn cứ lão địa chủ, tên quan lại , hay lão người giàu là… mặc định nhân vật phản diện. Cứ hoàng tử công chúa mặc định là tốt. Yêu cái mặc định là cưới mà cưới cái mặc định hạnh phúc
Chúng ta có quá nhiều quan niệm sai lầm về nhân sinh quan trong mấy cái câu chuyện đấy. Nhất là nhân sinh quan giàu nghèo, kết hôn hay quyền lực. Mình mong muốn rằng trước khi cha mẹ gieo vào đầu con trẻ điều gì mình suy nghĩ thật cẩn thận nhé.
Về giàu nghèo, đại đa số chúng ta, từ đông sang tây đều mặc nhận nghèo mới tốt, giàu nó xấu xa. Thành công thì không đi đôi hạnh phúc mà giàu có đi đôi với ít nhân nghĩa.
Bạn à, chẳng có ai quy định giàu là nhất định không lương thiện mà nghèo thì nhất định lương thiện vậy. Nghèo có thể sinh đạo tặc, giàu vì quá tham lam cũng có. Mà nghèo mà trong sạch, giàu mà tấm lòng rộng lớn cũng có rất nhiều. Mấy thứ này là do giáo dục nhân cách mà thành, chứ có liên quan chi đến giàu nghèo.
Do đó con người càng nghĩ nghèo mới sạch, giàu xấu xa…thì họ càng chấp nhận trở nên bẩn thỉu và xấu xa để được giàu. Cái tư duy nghèo-sạch, nghèo – lương thiện nó tạo ra một xã hội giàu là phải bẩn, phải bất nhân. Nhưng sâu sắc ai chả muốn mình nghèo, chả ai muốn mình bất nhân, thế là ta vô tình dạy cho xã hội tư tưởng phải bất nhân, không thì nghèo?
Tôi mong muốn từ nay phụ huynh đừng gieo vào đầu đứa trẻ những thứ như vậy nữa, thay vì vậy, phụ huynh hãy cho con thấy mình càng giàu có thì mình càng cho đi được nhiều hơn. Mà mình nghèo khó thì mình phải đi xin lại xã hội càng làm gánh nặng cho xã hội hơn.
Đầu tiên phải là tư duy độc lập, nhất là các em gái. Đừng dạy con phải đi lấy hoàng tử để được giàu, được hạnh phúc, cũng đừng dạy con tên bá hộ là xấu xa, phải ” cướp của người giàu chia cho người nghèo”, hãy cho con thấy nếu mình tự làm ra tiền đầu tiên là yêu thương cha mẹ, vì mình đỡ gánh nặng tài chính cho ba mẹ dù ba mẹ giàu đến đâu.
Thứ hai là mình có sự tự do trong chi tiêu và quyết định, đó là yêu bản thân. Tiết kiệm để lỡ có bất trắc chả phải phiền ai – là yêu người thân. Cho đi 1/10 hay 1/20 số tiền kiếm được chỗ người khác -đó là yêu tha nhân. Vậy thì giàu có không chỉ là làm cho mình, mà còn cho nhân loại, cho cha mẹ, cho người mình yêu thương.
Giàu có mà không yêu được bản thân, bán mạng mua cái giường bệnh, không yêu được tha nhân, không chân thành tử tế công bằng với người khác, không biết ơn người cho mình cơ hội thì đó không bao giờ là giàu có đích thực cả. Giàu có mà không làm mình và người khác hạnh phúc hơn thì ” nhiều tiền để làm gì?” Ý nghĩa gì nữa?
Giàu có là để cho đi dù bằng bất cứ hình thức nào chứ không chỉ là từ thiện. Ví như chủ doanh nghiệp thuê lao động, tạo công ăn việc làm cho XH , đóng thuế…. nên mua nhà, mua xe, mua váy, mua đồng hồ, nước hoa… đều là đang góp phần tạo nên ấm no cho XH. Muốn giúp đất nước thì ít dùng đồ nhập, xài đồ nội địa nhiều. Muốn giúp cả thế giới thì xài gì xài. Mình ít mua hàng kiểu luxury nhưng lại mua rất nhiều hàng nhập từ những nước có công nhân châu Phi chẳng hạn.
Đừng nghĩ rằng người giàu làm từ thiện kiểu cho ăn cho tiền là hay. Chúng ta chỉ tạo thêm tầng lớp ăn bám xã hội. Đỉnh cao của từ thiện chính là tạo công việc , đóng góp quỹ học bổng, dạy tư duy, cho cần câu, cho vay không lãi suất hoặc rất thấp, cho đi cho trẻ em và người bệnh, người già, người bị tâm thần, không nơi nương tựa, tạo một chút trợ lực cho họ vượt qua khó khăn mà vươn lên…thì đó là từ thiện thực sự. Chứ làm người khác ỷ lại vào tiền từ thiện, nghĩ mình nghèo người khác phải có trách nhiệm với mình là mù quáng làm từ thiện.
Cứ để cho người khác mất đi sức mạnh nội tại là chúng ta sai rồi. Muốn 1 xã hội giàu có và hòa bình chúng ta phải tạo ra người giàu có và lương thiện, chúng ta phải cho cơ hội để con người khẳng định chính mình chứ không phải hạ thấp chính mình đi xin người khác ban bố bữa ăn.
Hãy dạy đứa trẻ: con hãy giàu có bằng lòng từ ái, trí tuệ, nỗ lực, công lý và hòa bình.
Ta nhìn đi, một xã hội sắp tới tốt đẹp biết bao đang chờ mình. Phải không ?
Yêu thương
Catherine