Dạy con về tiền – Những điều ba mẹ nên biết

Nếu bạn dạy cho con tư duy sai về tiền, nó sẽ ngấm vào huyết mạch của con, dù con bạn học hành giỏi giang tới đâu nhưng tư duy sai lệch thì không bao giờ con bạn có thể trở thành người giàu có. Thậm chí đủ ăn cũng đã là khó. Vậy những tư duy nào là đúng đắn về đồng tiền mà bạn phải nói chuyện với con hằng ngày?

Tư duy sai về tiền

Cách đây 1 thời gian, tôi cũng không nhớ là bao lâu, có 1 bài văn nổi tiếng khắp các trang mạng xã hội, bài văn của một cậu bé rất yêu mẹ nhưng thể hiện sự chán ghét kinh khủng với đồng tiền, bài văn đó là đề thi học kì 1 môn ngữ văn 11, trong đó có những đoạn: ‘’Con cứ nghĩ đến tiền là nhớ lại những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ. Mẹ chắt chiu tới mức sữa ông thọ rẻ tiền cũng không dám mua để bồi bổ.’’ Hay ‘’Con sợ tiền nhưng lại muốn có tiền, con ghét tiền nhưng lại quý tiền’’.

Những câu nói đó làm tôi vừa yêu thương, vừa lo lắng với cậu bé. Bài văn này được chấm điểm cao nhất trong đề thi năm ấy, nó nói lên sự cùng cực của sự nghèo đói, nhưng nó cũng nói lên cái nhìn thiển cận về tiền của hầu hết các bậc cha mẹ Việt Nam. Tôi còn nhớ những ngày còn bé, từ trong những câu chuyện cổ tích đến những câu chuyện thực tế, người ta luôn dạy một ý thức tiền là xấu xa, chỉ có những ông bá hộ, những kẻ bóc lột, gian manh dối trá mới có tiền. Người giàu tương đương với việc là xấu xa. Chính vì những tư tưởng đó, rất nhiều người Việt Nam chúng ta cảm thấy tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người kinh doanh, người giàu, người chủ là người xấu. Bạn làm sao có thể vừa ghét tiền mà vừa quý tiền, làm sao cho một người vừa yêu quý, sống với bạn trong khi bạn rất ghét người đó?

Hầu hết chúng ta nghèo đều vì tư tưởng, vì thái độ chứ không phải vì trên đời này không có cơ hội để mình kiếm tiền. Đương nhiên, việc kiếm tiền chưa bao giờ là dễ dàng, nó tỷ lệ thuận với việc kiên trì, nhẫn nại của chúng ta, với tư duy, hiểu biết và khôn ngoan, thậm chí với nhiều đức tính khác nữa.

Hầu hết chúng ta nghèo đều vì tư tưởng, vì thái độ chứ không phải vì trên đời này không có cơ hội để mình kiếm tiền.

Phá vỡ tư duy cũ

Nếu bạn dạy cho con tư duy sai về tiền, nó sẽ ngấm vào huyết mạch của con, dù con bạn học hành giỏi giang tới đâu nhưng tư duy sai lệch thì không bao giờ con bạn có thể trở thành người giàu có. Thậm chí đủ ăn cũng đã là khó. Vậy những tư duy nào là đúng đắn về đồng tiền mà bạn phải nói chuyện với con hằng ngày?

Đầu tiên phải kể đến việc phá vỡ tư duy cũ kỹ trong nhiều năm, trong từng cơ cấu não bộ, đó là ‘’Giàu hay nghèo chả liên quan gì đến nhân cách của bạn cả.’’ Vâng, có những người giàu tham lam, ích kỷ, không muốn cho đi. Nhưng chẳng lẽ người nghèo thì không tham lam, không ích kỷ, không muốn giữ cho mình?

Cả người giàu lẫn người nghèo cũng có người tham chứ.

Có những người giàu bóc lột bạn, nhưng bạn nhìn kỹ thì người nghèo vẫn ra lệnh và bóc lột con mình đấy thôi. Chưa chắc người nghèo khi có quyền, ai đảm bảo trong số bọn họ đều là người tốt?

Nhưng có một điều rõ ràng rằng: ‘’Khi bạn giàu, dù bạn thực sự không muốn thì bạn cũng không thể không đóng góp cho nền kinh tế được. Bạn phải tiêu tiền, mà tiêu tiền là thúc đẩy cho nền kinh tế, không lẽ bạn không tiêu tiền? Họ có thể keo với người nghèo, nhưng họ vẫn chi dùng, và mỗi đồng đó cũng là bỏ vào xã hội. Họ có thể trốn thuế nhưng họ không thể không đóng một đồng thuế nào. Thế nhưng người nghèo thì ngược lại, họ nhận trợ cấp xã hội, nhận từ thiện, họ dù không muốn nhưng vô hình chung mới chính là những người kéo xã hội xuống.

Tư duy ‘’Nghèo mà thanh cao’’ chỉ là sự an ủi về tinh thần, nó không có giá trị, thứ có giá trị thực sự mà ta dạy cho con cái mình, đó là khi con nhìn thấy người nghèo, con hãy tự nói rằng: ‘’Tôi làm gì để xã hội bớt nghèo?’’. Và câu trả lời chỉ có 1: ‘’Khi tôi có tiền, tôi mới có thể cho đi.’’ Cái tôi cho đi lớn hơn rất nhiều với 1 bữa ăn, đó là nghề nghiệp, công việc cho 1 con người. Chỉ khi tôi cho 1 người công việc, thì tôi vừa có thể nuôi sống họ, vừa có thể giữ lòng tự tôn cho họ.

Từ thiện là việc chỉ mang tính cấp cứu chứ không bao giờ là câu chuyện lâu dài được, nếu ngày nào anh cũng cho ai đó 2$ mà họ không làm gì cả, thì anh chỉ làm thế giới này có thêm nhiều người ăn mày mà thôi. Mà lúc bạn không cho nữa, họ không có khả năng tự sống, họ chửi mắng bạn là keo kiệt cũng là điều dễ hiểu. Cho nên nhân cách không quyết định bởi việc bạn giàu hay nghèo, nhưng khi bạn giàu thì cơ hội làm cho nhân cách bạn tốt đẹp sẽ nhiều hơn khi bạn nghèo. Nếu bạn nghèo, chỉ việc nhận trợ cấp của xã hội, dù bạn không muốn cũng đã làm cho bạn cảm thấy mình bị tổn thương rồi. Nếu bạn thoải mái khi nhận trợ cấp xã hội mà không chút nào cảm thấy bâng khuâng trong lòng thì đó là bạn không trân trọng giá trị bản thân của mình và không trân trọng nỗ lực người khác. Kiểu trách ” ôi nó giàu mà không biết làm từ thiện” hay ” nươc ngoài về mà cho có 100k tiền lì xì ”

Người nghèo rất khó để giữ được sự trong sạch trước cám dỗ của tiền bạc nên đa phần trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy, làm điếm, lâm tặc… đều xuất thân nghèo khó. Họ có một sự mặc định người giàu mắc nợ họ. Thay vì dạy con: ‘’Giàu có là tội lỗi’’ thì hãy dạy con: ‘’Nghèo khó là con đang không giúp được xã hội. Mục đích lớn nhất của đời người là phát triển và trao đi xã hội này.’’

Cho con cơ hội trải nghiệm giá trị của tiền

Nếu tôi là người mẹ của cậu bé viết bài văn này, tôi sẽ không bao giờ giống bà, không cho con mình đi bán bánh, không cho con mình thử, bài văn viết ” đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư, bán bánh nhưng mẹ cứ gạt phăng đi, cứ một mực tống con đến trường và bảo: ‘’Mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, chỉ cần con học giỏi thì mẹ sẽ khỏe.’’ Phụ huynh à, tôi còn nhớ cách đây mấy năm khi Mimi 13 tuổi, tôi phải năn nỉ rất nhiều những gia đình người nước ngoài gần chỗ tôi ở để con được làm lao công cho gia đình họ, mỗi giờ kiếm 20 nghìn. Mimi phải học cách lau nhà, dọn dẹp chuyên nghiệp. Làm quần quật 1 ngày 10 tiếng mà chỉ nhận về 200 nghìn. Nhiều khi chủ nhà thấy thương cho 1 buổi cơm trưa, nhưng điều đó giúp cho con trân trọng tiền bạc biết bao nhiêu. Mỗi khi chúng tôi vào nhà hàng, con bé sẽ là người gọi món và nói: ‘’Ăn dưới 500 nghìn thôi đấy, bằng 2 ngày công của người ta đấy mẹ.’’

Tôi hoàn toàn tin rằng việc nghèo khó chính là do tư duy mà phụ huynh đã truyền cho con, nếu tôi là bà mẹ của cậu bé viết bài văn này, tôi sẽ vui mừng biết bao và để cho con mình đi làm gia sư, đi bán bánh, thậm chí đi đánh giày. Vì qua việc làm đó, con nhận được giá trị của chính mình, khi con nhận được giá trị của chính mình, chính con là người hiểu được giá trị của đồng tiền nhất, yêu thương gia đình nhất, khi bố mẹ chỉ để con học mà không cần phải làm gì, bố mẹ làm con cảm thấy mình là người bất lực, là gánh nặng, việc đi học cũng là một gánh nặng, và sự hy sinh đó chỉ làm đứa trẻ không hiểu được giá trị đồng tiền mà đồng hóa nó bằng sự đau khổ. Khi đồng tiền gắn liền với đau khổ, việc kiếm tiền sao có thể trở thành một niềm vui? Những người giàu có thật sự, họ xem kiếm tiền là một niềm vui, chỉ có niềm vui này mới làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc và giá trị thật sự khi cầm đồng tiền.

Phụ huynh nên cho trẻ trải nghiệm giá trị của thiền bằng các công việc làm thêm phù hợp với lứa tuổi

Yêu tiền – sao cho đúng?

Hầu hết những người căm thù và căm phẫn việc thiếu tiền, khi họ trở nên giàu có vì nỗ lực kiếm tiền, họ cũng không có hạnh phúc. Bởi sâu thẳm bên trong, tiền là nguồn gốc nỗi đau của cha mẹ họ, là nguồn gốc của sự bất lực. Họ thoát nghèo nhưng chưa bao giờ yêu tiền. Vì không yêu tiền nên khi có tiền thì họ sẵn sàng bung tiền để mua lại sĩ diện cho mình, sẵn sàng khinh khi những người nghèo vì đã không nỗ lực như mình. Nhưng đến cuối cùng bên trong tâm hồn họ vẫn là sự trống rỗng. Chỉ khi một người biết yêu và hiểu giá trị của đồng tiền, họ mới thật sự giác ngộ rằng: ‘’Đồng tiền vốn dĩ không phải là tờ giấy, nó là niềm vui của sự nỗ lực, khôn ngoan. Là phương tiện để chúng ta giúp đỡ được rất nhiều người khác và đem lại thế giới này biết bao điều tốt đẹp.’’Khi tôi và 2 đứa con nhìn thấy những người bán vé số, ăn xin ở ngoài.

Các bé nói với tôi rằng, xã hội nhất định phải giàu hơn thì những người ăn xin này sẽ biến mất phải không mẹ? Vì vậy mà con sẽ giàu hơn. Tất cả các quỹ từ thiện trên thế giới, những quỹ học bổng hay cả những giải Nobel về hòa bình chẳng phải đều xuất phát từ tiền của người giàu đó sao? Họ đủ thông minh để cho đi kể cả khi họ không còn nữa. Con muốn được như thế! ‘’

Tôi nói với con rằng: ‘’Có thể sẽ không có một xã hội không có người nghèo, nhưng chắc chắn sẽ có 1 xã hội mà không có một người nào không có cơ hội, không được tạo cơ hội để trở nên giàu có, văn minh hơn. Nếu thật sự con là người giàu, con sẽ tạo ra được rất nhiều cơ hội cho rất nhiều người khác.

Yêu thương

#catherineyenpham#dayconvetien#floweroflight

About The Author